QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VỀ BUÔN BÁN HÀNG HOÁ KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC, XUẤT XỨ

Thứ tư - 08/05/2024 02:51
Tùy vào tính chất và mức độ mà hành vi buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể bị xử lý vi phạm hành chính thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự

Nguồn gốc xuất xứ hàng hóa là một trong những yếu tố quan trọng, phản ánh chất lượng cũng như là cơ sở để người tiêu dùng hiểu hơn về quy trình sản xuất của mỗi sản phẩm. Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay thị trường, bên cạnh những hàng hóa có thương hiệu, đạt chất lượng thì tình trạng buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn diễn ra rất phức tạp với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, trở thành vấn đề "nóng", thu hút sự quan tâm của người dân.
z4971702370283 c77d84871caedaa491599d676f2e4afc
Thị trường tràn ngập hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ với giá thành rẻ được bán cho đối tượng học sinh, trẻ em
Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP; định nghĩa về hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ như sau: Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa đang lưu thông trên thị trường nhưng không có căn cứ để có thể xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa đó.
Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ hàng hóa được thể hiện ở các thông tin sau: Nhãn hiệu, bao bì và tài liệu kèm theo hàng hóa; Chứng từ chứng nhận xuất xứ của hàng hóa; hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hàng hóa, tờ khai hải quan; Giấy tờ khác với mục đích chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự; giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định pháp luật.
Có thể thấy, hàng hóa được coi là không rõ nguồn gốc xuất xứ là những hàng hóa bày bán mà người bán không xuất trình được hóa đơn; chứng từ hay chứng minh được về nguồn gốc sản phẩm theo các tiêu chí mà pháp luật quy định. Vậy, pháp luật quy định xử lý thế nào đối với việc bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ?
Bán hàng không rõ nguồn gốc là hành vi trái pháp luật. Những hành vi này không những ảnh hưởng đến uy tín người bán mà trong nhiều trường hợp còn gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng, những sản phẩm hàng hóa khác. Vì vậy, hiện nay, pháp luật cũng có những chế tài xử phạt khá nghiêm khắc đối với hành vi này. Theo đó, tuỳ theo tính chất và mức độ mà hành vi này có thể bị xử lý vi phạm hành chính thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mức xử phạt đối với hành vi buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau: “4. Mức phạt tiền dành cho những hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định của pháp luật là phải có nhãn hàng hóa nhưng không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn hàng hóa gốc nhưng bị thay đổi được quy định cụ thể như:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với những hàng hóa vi phạm có giá trị tới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 – 6.000.000 đồng với hàng hóa vi phạm giá trị từ trên 5.000.000 đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 6.000.000 -10.000.000 đồng với những hàng hóa vi phạm có giá trị trên 10.000.000 đến 20.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 50.000.000 – 60.000.000 đồng áp dụng với những hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
Từ những quy định trên có thể thấy cá nhân khi có hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 60 triệu đồng phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa vi phạm.
Bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Đối với hành vi bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ qua biên giới trái quy định của pháp luật nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về Tội buôn lậu theo Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với hình phạt tù cao nhất lên đến 20 năm; và có thể bị phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Cụ thể: Điều 188. Tội buôn lậu
1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam; ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;…
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tạp chí công nghiệp&tiêu dùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Dịch vụ công trực tuyến
Công báo nghệ an
Thư điẹn tử
Hỏi đáp
Thông tin người phát ngôn
Thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
Thông tin doanh nghiệp, cơ hội đầu tư
Thông tin các dự án và các hạng mục đầu tư
Quản lý văn bản
Cổng thông tin thị xã
Thống kê
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay1,663
  • Tháng hiện tại29,283
  • Tổng lượt truy cập626,736
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây