Ngày Thế giới về Đa dạng văn hoá vì Đối thoại và Phát triển

Thứ hai - 20/05/2024 04:47
(ĐCSVN) – Trong những năm trở lại đây, quốc tế hóa và toàn cầu hóa đang trở thành xu thế nổi bật trong đời sống quốc tế. Trong bối cảnh ấy, văn hóa nổi lên thành một vấn đề trung tâm của thời đại. Xuất phát từ thực tế này, UNESCO đã đưa ra Tuyên bố toàn cầu về Đa dạng văn hóa, lấy ngày 21/5 hàng năm là Ngày Thế giới về Đa dạng văn hóa vì Đối thoại và Phát triển.
Năm 2001, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua Tuyên bố toàn cầu về Đa dạng văn hóa trong nghị quyết 57/249. Và tại cuộc họp toàn thể Liên hợp quốc tháng 12/2002, UNESCO quyết định lấy ngày 21/5 hàng năm là "Ngày Thế giới về Đa dạng Văn hóa vì Đối thoại và Phát triển" theo 57 ý kiến tán thành trên tổng số 249 phiếu.
Ngày kỷ niệm này đã tạo cơ hội cho chúng ta hiểu một cách sâu sắc hơn về các giá trị của đa dạng văn hóa và tạo lập một thế giới chung sống tốt đẹp hơn.

Năm 2011, UNESCO và Liên minh các nền văn minh của Liên hợp quốc ở cấp cộng đồng đã phát động chiến dịch "Làm một việc vì sự đa dạng và hòa nhập" để kỷ niệm Ngày Thế giới về Đa dạng văn hóa vì Đối thoại và Phát triển.

Năm 2013, chiến dịch được phát động nhân Ngày Thế giới về Đa dạng văn hóa vì Đối thoại và Phát triển tiếp tục khuyến khích các cá nhân và tổ chức trên toàn thế giới có biện pháp cụ thể để ủng hộ sự đa dạng và hòa nhập với các mục tiêu như: Nhận thức về tầm quan trọng của đối thoại liên văn hóa, sự đa dạng và hòa nhập; Xây dựng một cộng đồng các cá nhân cam kết ủng hộ đa dạng thông qua tất cả các việc làm trong cuộc sống hàng ngày; Đấu tranh chống lại sự thiên vị và định kiến nhằm nâng cao hiểu biết và hợp tác giữa người dân từ các nền văn hóa khác nhau.
Tại sao sự đa dạng lại quan trọng?
Theo UNESCO, 75% mâu thuẫn, xung đột xảy ra trên thế giới đều liên quan đến văn hóa. Thu hẹp khoảng cách khác biệt trong văn hóa là việc làm cấp thiết vì sự an toàn, hòa bình và phát triển.
Đa dạng văn hóa là động lực mạnh mẽ của sự phát triển, không chỉ liên quan tới tăng trưởng kinh tế mà còn để có được một cuộc sống hoàn thiện hơn về mặt trí tuệ, tình cảm, đạo đức và tinh thần.
Hiện tồn tại 7 công ước văn hóa thúc đẩy đa dạng văn hóa thông qua việc khẳng định rằng đa dạng văn hóa là một tài sản không thể thiếu để xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững.
Việc chấp nhận và công nhận sự đa dạng văn hóa – đặc biệt là nhờ vận dụng một cách sáng tạo của các phương tiện truyền thông và thông tin – có lợi cho đối thoại giữa các nền văn minh và văn hóa, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.
Đối thoại liên văn hóa  hòa bình giữa các dân tộc
Các cuộc đối thoại, trao đổi giữa các nền văn minh, văn hóa và giữa người với người, dựa trên sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau là một trong những điều kiện tiên quyết để xây dựng sự gắn kết xã hội và hòa giải giữa các dân tộc.
Hành động này là một phần trong khuôn khổ tổng thể được Liên minh các nền văn minh của Liên hợp quốc khởi xướng. Theo đó, trong khuôn khổ cuộc đối thoại liên văn hóa bao gồm cả đối thoại liên tôn giáo, tập hợp toàn bộ các thực tiễn tốt để thúc đẩy đa dạng văn hóa ở phạm vi ​​địa phương, quốc gia và khu vực hay tiểu khu vực nhằm ngăn chặn mọi biểu hiện của chủ nghĩa cực đoan, cuồng tín và làm nổi bật các giá trị và nguyên tắc tích cực.
Đối thoại liên tôn giáo để tôn trọng lẫn nhau
Chương trình đối thoại giữa các tôn giáo của UNESCO là yếu tố cần thiết trong đối thoại văn hóa. Chương trình này được thực hiện với mục đích tăng cường đối thoại giữa các tôn giáo, truyền thống và tâm linh khác nhau ở những nơi hay xảy ra mẫu thuẫn, xung đột về tôn giáo.
Chương trình tập trung vào sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các tôn giáo, truyền thống tâm linh và nhân văn cũng như sự cần thiết phải thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau giữa chúng để đấu tranh chống lại sự thiếu hiểu biết hoặc định kiến.
Học cách đối thoại là cả một quá trình cá nhân và xã hội. Tăng cường các kỹ năng và năng lực đối thoại đòi hỏi thiện chí rộng mở không phê phán với tinh thần chỉ trích. Đối thoại liên quan tới tất cả chúng ta: từ các nhà hoạch định và các nhà chức trách cho tới các thành viên cá nhân của mỗi cộng đồng. Trong các hội nghị quốc tế lớn, UNESCO luôn thúc đẩy các hoạt động đối thoại trong lĩnh vực này, đặc biệt là trong các khu vực địa chiến lược nhạy cảm nhằm tác động vào nhóm đối tượng mục tiêu như phụ nữ, thanh niên và những người bị thiệt thòi.
Vì tương lai của thế giới: Văn hóa và phát triển
Đặt văn hóa vào trung tâm của quá trình phát triển là một sự đầu tư quan trọng cho tương lai của thế giới, điều kiện thành công của quá trình toàn cầu hóa trong đó có tính đến các nguyên tắc của đa dạng văn hóa.
Phát triển không thể tách rời văn hóa. Về vấn đề này, thách thức chính là thuyết phục các chính trị gia và các quan chức địa phương, quốc gia và quốc tế hòa hợp các nguyên tắc đa dạng văn hóa và các giá trị đa nguyên văn hóa trong các chính sách công, các cơ chế và thực tiễn, đặc biệt là thông qua quan hệ đối tác công – tư.
Mục đích một mặt nhằm hòa nhập văn hóa trong tất cả các chính sách phát triển, cho dù liên quan đến giáo dục, khoa học, truyền thông, y tế, môi trường du lịch, văn hóa; và mặt khác để hỗ trợ sự phát triển của lĩnh vực văn hoá thông qua việc thành lập các ngành công nghiệp. Đóng góp theo cách nhằm xóa đói giảm nghèo, văn hóa có thể tạo ra nhiều lợi thế quan trọng về sự gắn kết xã hội./.
Nguồn ST

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Dịch vụ công trực tuyến
Công báo nghệ an
Thư điẹn tử
Hỏi đáp
Thông tin người phát ngôn
Thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
Thông tin doanh nghiệp, cơ hội đầu tư
Thông tin các dự án và các hạng mục đầu tư
Quản lý văn bản
Cổng thông tin thị xã
Thống kê
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay1,020
  • Tháng hiện tại28,640
  • Tổng lượt truy cập626,093
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây